Một vài địa chỉ ẩm thực tại miền Trung
Nội dung của phần này được lấy từ www.vnexpress.net. Quyền có chỉnh sửa đôi chút. Chúc các bạn có những phút giây "lên tiên" như người xưa đă dạy : ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo...
Các món ăn miền
Trung và nghệ thuật ăn uống Huế
Với bờ biển dài, bề ngang hẹp của miền Trung, mắm ruốc, cá kho, đă đi vào mâm cơm của số đông thay cho "tương cà gia bản" truyền thống của miền Bắc. Món cá ngừ kho chan bún, bánh tráng là đặc sản của dọc suốt duyên hải miền Trung.
Món cá kho phần nhiều là cá
biển và thường kho lẫn với các loại rau
quả như khế, cà chua, dưa hường, mít non... Món
gỏi cũng được chế biến từ cá
biển và các loại hải sản như tôm, mực...
Suốt miền Trung cho đến
miền Đông Nam Bộ có món gỏi mít non hấp
dẫn. Từ đất Quảng, món ḿ Quảng giành
được khẩu vị của tất cả các
tỉnh miền Trung và tiến vào Sài G̣n với vị trí
đặc sản.
Một trung tâm ăn uống
lớn của miền Trung là Huế. Món ăn nơi đây
là sự chọn lọc các món từ đàng ngoài và
cải tiến, nâng cao cho phù hợp với thổ nghi,
sản vật Huế.
Cuộc sống vua chúa với
nhu cầu hưởng lạc cao chính là thời cơ vàng
để các món ăn Huế phát triển. Có thể nói
các món ăn Huế là tiêu biểu cho văn minh ăn
uống Việt Nam cuối thế kỷ 18 sang thế
kỷ 19.
Món ăn Huế được
chế biến công phu, tinh tế. Nhiều người cho
rằng ăn các món Huế là thưởng thức cái
đẹp, cảm nhận cái hồn của Huế không c̣n
thấy cần t́m sự no nê. Ngay những thứ như ḷng
lợn, ḷng ḅ vào tay các bà nội trợ Huế cũng
trở thành những mỹ vị cao sang. Món cá kho của
b́nh dân ba miền khi đến Huế cũng mang màu quư
phái: cá bống thệ lẫn thịt ba rọi rau răm,
ớt bột, tiêu, đường, nước mắm, nước
màu, cho lửa liu riu và con cá kho khi lên đĩa nh́n trong
suốt như hổ phách...
Có hàng trăm món Huế và ngày
nay, cả nước đều biết đến
tiếng mắm tôm chua Huế ăn với thịt lợn
luộc kèm khế, vả và các loại rau thơm. Bún ḅ
Huế, cơm hến tré, bánh lá... là những món ăn b́nh
dân Huế, nhưng ngày nay đă là món đặc sản
trong thực đơn các khách sạn sang trọng...
Bánh sắn Quảng
Trị
Sắn và khoai là món dân dă đồng quê, nhưng nếu biết chế biến cũng có thể trở thành những món ăn ngon, hấp dẫn. Đối với người Quảng Trị th́ bánh sắn (béng sắn) được coi là đặc sản của địa phương, c̣n gọi là bánh bột lọc.
Bánh sắn được làm
từ tinh bột củ sắn (lọc kỹ sau khi xay xát)
phơi khô. Bột sắn tươi vừa xay xong
được nhồi kỹ với bột đă luộc
qua. Nhân bánh làm bằng nhiều loại khác nhau như
thịt lợn, thịt gà, tôm, đậu xanh... nhưng
ngon và phù hợp hơn cả vẫn là tôm tươi cùng
thịt lợn thái nhỏ, ướp gia vị, xào chín
tới. Bột sắn được vo thành từng viên
tṛn nhỏ, làm dẹt, cho nhân vào giữa gấp lại,
nặn thành h́nh vành trăng khuyết, mép bánh phải
nặn khít, không để nhân lộ ra ngoài. Bánh làm xong
luộc chín, vớt ra chiếc rổ thưa cho ráo nước.
Hành khô thái nhỏ phi vàng, rắc lên trên bánh; lá hành, rau
ng̣ cắt nhỏ rồi xếp ra đĩa.
Bánh sắn mầu trắng
nổi bật giữa hành, ng̣ mầu xanh, bên vài lát
ớt đỏ tươi. Mùi thơm của bánh ḥa
với mùi hành phi tỏa ra thật quyến rũ. Bánh
sắn dẻo, dai với nhân tôm thịt thơm ngon, ăn
cùng bánh đa nướng gịn tan tạo nên hương
vị thật khó quên.
Bánh sắn c̣n được
chế biến bằng cách bọc trong lá chuối hoặc
nắm thành từng nắm nhỏ ở giữa có
chiếc đũa xiên qua rồi hấp... Ngày nay, người
dân Quảng Trị đă giàu hơn, nhưng bánh sắn
vẫn là món ăn ngon, hấp dẫn.
Nhút Thanh Chương, tương
Nam Đàn ấm t́nh quê xứ Nghệ
Tuy không phải là cao lương mỹ vị, nhưng hai món ăn dân dă trên đă trở nên thân thuộc không chỉ riêng cho người xứ Nghệ, mà cho cả những ai một lần nếm thử chúng hoặc có dịp ghé qua vùng đất này.
Bất kỳ gia đ́nh nào
ở Nam Đàn cũng biết làm tương. Ngoài
việc dùng cho bữa ăn hàng ngày, họ c̣n làm tương
để dành biếu bạn bè gần xa. Muốn có
một chum tương ngon, công việc đầu tiên là
chọn loại lương thực để làm mốc,
thường là gạo tẻ, gạo nếp, kê hoặc ngô.
Nguyên liệu này sau khi nấu (đồ) lên được
rải đều ra nia và phun một lớp nước chè
xanh đặc sánh trước khi phủ lớp lá dày
để đem đi ủ trong buồng kín. Thông thường
người ta chọn lá nhăn, lá chuối, lá chè xanh
hoặc lá ráng để phủ v́ có khả năng
giữ nhiệt tốt. Trong thời gian ủ, việc thăm
và đảo mốc được thực hiện từ
1-2 lần. Sau 12-15 ngày nếu mốc lên đều có
màu vàng da cam hoặc màu đen óng như mật là
được. Lúc này mốc được bóp vụn
ra, đem phơi nắng cho thật gịn và cuối cùng là
cho vào túi nilon giữ kín chờ ngày ngả tương.
Song song với quá tŕnh phơi
mốc, người làm tương phải rang chín đỗ
tương lên, đem nấu thành nước, vớt
bỏ vỏ sau đó cho vào chum và đem phơi nắng.
Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều,
chum tương phải được khuấy đều
với thời gian 10 phút/lần, đồng thời
phải được thực hiện khi không có ánh
mặt trời. Nếu làm sai quy tŕnh này hoặc đang
trong giai đoạn phơi gặp đợt mưa kéo dài
nhiều ngày chum tương rất dễ bị chua
hoặc có mùi khó chịu. Sau 7-9 ngày phơi nắng tương
bắt đầu được ngạ. Ngạ tương,
thường thực hiện vào buổi khuya, là quá tŕnh
trộn 2 thứ mốc và muối đă rang (không
được dùng muối iốt) vào chum nước tương
đă phơi (tỷ lệ 1-1-1). Sau đó một tuần,
ta đă có một chum tương vừa ngon vừa thơm,
màu óng ánh dùng để ăn quanh năm.
Nếu như Nam Đàn có
nghề làm tương th́ Thanh Chương lại nổi
tiếng với nghề làm nhút. Nhút Thanh Chương thường
là nhút mít. Những vườn mít trĩu trái của Thanh
Chương là nguyên liệu chính cho món ăn này.
Mít non gọt vỏ, loại
bỏ hột được thái mỏng ra, ngâm nước
gạo cho thật trắng, một ngày sau vớt ra
trộn lẫn vài thứ lá gia vị và đem muối như
muối dưa cải. 1-2 tuần sau là có thể ăn
được. Nhút có màu trắng nơn, thơm ngon, ăn có
vị bùi và béo.
Có dịp bạn hăy về
xứ Nghệ, để thưởng thức hai món ăn
b́nh dị nhưng mang nét đặc trưng này và nghe
những làn điệu dân ca lắng ngọt đến
nao ḷng của làng quê nơi đây...
Cháo
lươn Vinh
Món lươn
có thể chế biến theo nhiều cách và ở nơi nào
cũng có: lẩu lươn Nam bộ, miến lươn
Hà Nội... Thế nhưng cháo lươn Vinh lại có hương
vị dung dị riêng mà không đâu có được. Bát
cháo ngọt lịm bởi nước xương với lươn
xào cay xé lưỡi.
Ở xứ Nghệ, ăn uống thường
“chặt to kho mặn” vậy mà món cháo lươn
lại cầu kỳ hơn bất cứ món ăn nào khác.
Lươn phải chọn những con màu vàng, rửa
sạch rồi cho muối vào xóc đều. Gặp
mặn, lươn xót và giăy chết, tự tiết ra
hết chất nhờn. Lấy lá giới (loại lá nham
nhám) tuốt nhẹ cho hết nhớt, sau đó mới cho
vào nồi. Lươn vừa chín tới là đưa ra
tuốt lấy thịt. Những sợi lươn dài óng
ánh được ướp gia vị, nào nước
mắm Cửa Ḷ, nào bột nghệ, nào ớt cay, hạt
tiêu, hành củ… rồi được xào lên thơm
nức.
Bát cháo được múc từ trong nồi c̣n nóng
bỏng, gắp lươn từ trong chảo bỏ vào, thêm
mùi tàu, rau răm, hành hoa và ít lát ớt tươi
rồi trộn đều. Những giọt cháo từ trên
th́a rớt xuống, sóng sánh như mật ong. Những
sợi lươn dài một cách tài t́nh, bùi và thơm
nức nhưng vẫn mang hương vị của đồng
nội. Thế mà lạ, các cô cậu ở Hà Nội,
vốn ít cay, vào Nghệ du lịch ăn bát cháo lươn
Vinh bỏng rát lại yêu ngay cái món đặc sản này
và không ngớt gọi chủ quán thêm lươn, thêm
ớt, thêm tiêu, mặc cho nước mắt, nước
mũi giàn giụa.
Quà sáng ở Vinh vốn đơn sơ và ít chủng
loại nên cháo lươn là đầu bảng. Ông giám
đốc, bà nội trợ, cô sinh viên, bác xích lô…
tất cả đều một bát cháo, bà chủ chỉ
“điều chỉnh” lươn nhiều hay ít tuỳ
theo hầu bao thực khách.
Nem
chua Thanh Hoá
Chả tôm,
nem gị Đông Hương, chè lam Phủ Quảng, bưởi
Luận Văn, bánh gai Tứ Trụ là những món ăn
nổi danh của Thanh Hoá… Bên cạnh đó, nem chua nơi
đây có thể nằm vào danh sách ẩm thực của
những người sành ăn.
Nem th́ nơi nào cũng có: Hà Nội, Sài G̣n, Lai Vung...
nhưng nem xứ Thanh có hương vị dung dị riêng
không thể trộn lẫn.
Nghề nem cũng lắm công phu, cầu kỳ nhất là
ở chỗ chọn nguyên liệu. Thịt được
chọn làm nem c̣n kén hơn cả làm gị nạc. Đúng
nhất phải là thịt nạc mông lợn ỉn, không
lớn nhưng không nhỏ quá để bảo đảm
hàm lượng nước trong thịt ít. Trước
đây thịt làm nem phải giă chày thủ công vất
vả, phải giă nhuyễn và mịn. Bây giờ đă có
máy xay, quết, nghiền thịt, máy sắt thay lao động
cơ bắp vất vả bao đời nay.
Cùng với thịt là b́ lợn. B́ không phải để
độn, mà cùng với một tỷ lệ vừa
phải, thêm chút hàn the làm cho quả nem có vị gịn.
Đây là khâu khó nhất. Sau khi luộc, b́ được
làm sạch lấy hết chân lông.
Nem ngon được gói vuông vắn có đủ hương
vị lá ổi thơm hoặc lá đinh lăng, điểm
hạt tiêu, có mùi thơm, ăn không quá ngọt và chua.
Nem gói vừa ăn khoảng 68-70 giờ là vừa.
Tiết trời se lạnh nem có thể giữ, bảo
quản ăn trong 5-6 ngày… Với giá rẻ 5.000 đồng
một chục quả nem, thêm chén rượu trắng, ít
rau ngổ, húng thơm tương ớt mà nhâm nhi th́
tuyệt vời.
Ẩm thực cung đ́nh Huế
Nhà văn
Nguyễn Tuân đă từng nhận xét rằng “người
Huế ăn bằng mắt, bằng mũi trước khi
ăn bằng miệng”. Bởi rau, dưa, củ
được tỉa thành những bông hoa, rau muống
ăn sống phải chẻ như sợi bún, bánh đậu
xanh được nặn thành h́nh trái cây với màu
sắc như thật, chả thịt lợn kết
hợp với rau củ xếp thành h́nh công, phượng.
Nói đến
ăn uống xứ Huế, người ta thường nghĩ
đến lối ăn cung đ́nh, một phong cách ẩm
thực được h́nh thành để phục vụ
triều đ́nh nhà Nguyễn trong hơn một thế
kỷ đóng đô ở đây. Mặc dù nền quân
chủ ở nước ta đă sụp đổ từ lâu,
nhưng trong hồi ức một số người cao
tuổi, Huế vẫn c̣n giữ được một
phần h́nh ảnh ăn uống chốn cung đ́nh xưa.
Theo sách Đại Nam hội điển sự lệ biên
soạn dưới thời nhà Nguyễn, th́ Quang Lộc
Tự là cơ quan lo việc cỗ bàn triều đ́nh,
gồm cỗ cúng trong những ngày lễ trọng đại,
ban yến cho các vị tân khoa đỗ tiến sĩ.
Cỗ bàn thường được chia thành các
loại: Cỗ hạng lớn gồm 161 phẩm vị,
cỗ ngọc soạn có 30 đĩa, cỗ quư có 50
phẩm vị, cỗ điểm tâm có 12 vị. Ngoài ra, c̣n
có cỗ chay để cúng ở các chùa, hạng nhất
có 25 món, hạng hai có 20 món...
Theo lời người
trong hoàng tộc kể lại th́ có một món ăn
lạ là “sâu mây”. Đây là một loại ấu trùng
sống trong thân cây mây mọc trên rừng. Người ta
chặt mây, lấy những con sâu đó đem thả vào
ngọn cây mía trồng trong vườn. Con nhộng đục
thân mía để ăn, chờ đúng ngày nhộng
vừa lớn mới chẻ cây mía ra lấy. Ngoài ra, c̣n
có một loại thức ăn được vua chúa nhà
Nguyễn ưa thích, đó là con đuông sống trên
ngọn cây dừa, muốn lấy nó người ta
phải chặt đi cả cây.
C̣n theo
những người già kể lại, các bữa ăn hàng
ngày của ông hoàng bà chúa trong cung không khác những
bữa ăn của dân thường là bao. Vào đầu
thế kỷ này, một vị phu nhân trong hoàng tộc
đă ghi lại những món bà thường ăn để
truyền cho con cháu học theo. Tập sách mỏng có tên là
Thực Phổ Bách Thiện, giới thiệu 100 món ăn
theo thể văn vần. Đó là những món ăn thông thường,
chỉ khác ở chỗ cách nấu nướng sạch
sẽ, thực phẩm có chọn lọc hơn và đặc
biệt là cách tŕnh bày đẹp và tinh xảo.
Phong cách
ẩm thực cung đ́nh ngày nay đang được tái
hiện trong những thực đơn của khách sạn
và nhà hàng ở Huế. Du khách có thể tới Tịnh
Gia Viên của nghệ nhân Tôn Nữ Hà, t́m lại h́nh
ảnh của những bữa ăn cầu kỳ trong khung
cảnh vườn cây của các dinh thự xưa. Đến
15 Tống Duy Tân, để chiêm ngưỡng những bông
hoa hồng, hoa cúc sống động như thật do
nghệ nhân Hương Trà làm từ bột đậu
xanh. Nhưng để thưởng thức không khí đích
thực của chốn hoàng cung, th́ hăy t́m đến
phủ đệ xưa của cung An Định. Nơi đây,
h́nh ảnh buổi dạ yến xưa được làm
sống lại, khiến du khách như đang trong khung
cảnh thực của một đêm mùa thu xứ Huế,
nhưng lại mang không khí hư ảo của một
thời xa xưa.
Hương vị
Quảng Nam
Đến Quảng Nam mà không tận hưởng hương vị đặc biệt của tô ḿ Quảng, không biết đến thịt lợn cuốn bánh tráng th́ quả là thiếu sót. Với người dân xứ Quảng vào những dịp giỗ chạp, đón khách quư, ḿ Quảng là món ăn khó có thể thiếu.
Ḿ được làm bằng
bột gạo mùa xay mịn, tráng thành bánh, quét lên
một lớp dầu lạc mỏng, xắt thành sợi.
Nước dùng được làm từ thịt gà, có nơi
dùng thịt lợn, tôm tươi. Nước dùng của
ḿ Quảng ít chứ không như nước phở
Bắc, nhưng rất ngọt và đậm đà. Rau
sống thường là rau thơm, rau húng quế cùng
với bắp chuối sứ non xắt mỏng. Nh́n tô ḿ,
dưới là rau sống, bên trên trải đều
những sợi ḿ trắng, được chan nước
với những miếng thịt gà hay thịt lợn, tôm
béo ngậy, thơm lừng, thêm ít lạc rang vàng ắt
hẳn bạn sẽ nghe thấy lời "réo gọi tha
thiết" từ cái dạ dày. Có thể cho thêm ít tiêu,
mấy lát ớt chín, vắt múi chanh, thêm chút mắm,
một th́a dầu lạc phi hành tùy theo khẩu vị.
Với những người sành điệu th́ c̣n
phải thêm một cái bánh tráng nướng gịn bóp
vụn vào ḿ. Ḿ Quảng ăn nóng mới ngon.
Cùng với ḿ Quảng,
Quảng Nam c̣n có một món ăn độc đáo
nữa là bánh tráng cuốn thịt lợn. Chuẩn bị
cho món này đơn giản, chỉ cần rau sống, bánh
tráng, thịt lợn luộc, nước chấm. Thịt
lợn luộc xắt mỏng, phần da và mỡ
trắng ngần nhưng phần nạc th́ luôn giữ
được màu hồng, thịt mềm và thơm
lừng, cái độc đáo, khác thường đáng nói
là không biết bằng cách nào họ lại để
phần ngon này ở giữa c̣n hai bên là hai lớp da và
mỡ mà không hề có điểm nối. Rau sống
được làm từ giá và xà lách, các loại rau thơm
và không thể thiếu bắp chuối sứ non xắt
mỏng, rau muống chẻ. Bánh tráng bây giờ được
dùng tùy theo khẩu vị từng nơi nhưng thường
th́ người ta hay dùng một loại bánh tráng làm riêng
để cuốn. Loại bánh này không mỏng như bánh
đa nem của người Bắc nhưng cũng không dày,
có độ dai vừa đủ. Trước khi ăn, ta
tráng qua một lớp nước mỏng để bánh
dịu lại, khi quấn không bị rách và không bị
cứng lúc ăn. Nước chấm phải chọn
được từ mắm cái cá cơm, vừa thơm,
vừa ngọt có độ mặn và chua vừa đủ
lại hơi cay cay. Người ta không dùng đũa mà
chỉ dùng tay. Trải bánh tráng lên ḷng bàn tay bốc rau
sống rải đều theo chiều ngang của bánh,
tiếp đến là để miếng thịt cùng
chiều rau, cuốn trên cái bánh như cách quấn nem, dùng
kèm với nước chấm thế là bạn đă có
một quấn bánh tráng cuốn thịt lợn đậm
đà hương vị đồng nội Quảng Nam.
Với người dân xứ
Quảng khi sống xa quê hương, ḿ Quảng và bánh tráng
thịt lợn có thể tự làm ăn trong gia đ́nh
khi nhớ về quê cha đất tổ nhưng có một
món chỉ có thể t́m thấy ở quê hương vào
đúng ngày tết đó là bánh tổ. Bánh tổ làm
bằng bột trộn đường đem hấp,
muốn ngon th́ bột nếp phải là thứ thơm và
mè, đường dùng là đường bánh, thắng lên
cho thêm ít gừng bỏ phần cặn, đổ nước
đường vào bột quấy thật đều để
khi hấp khỏi bị nhăo. Sau đó cho bột vào lá
chuối, đặt vào rọ đem hấp. Khi hấp,
phải giữ cho mặt bánh không bị rỗ. Mè đem
rang. Khi bánh đă chín, rắc mè lên trên, đem phơi
để tránh bị mốc. Bánh tổ có thể ăn
ngay sau khi hấp chín. Thường là người đất
Quảng hay để bánh lâu, trước khi ăn, đem
bánh rán trong mỡ hoặc dầu.
Bánh bèo xứ Huế
Không biết có từ bao giờ, nhưng bánh bèo đă là một đặc sản, một món ăn không thể thiếu của người dân xứ Huế. Bánh bèo có mặt từ mâm cơm dân dă ở mỗi gia đ́nh cho đến các bữa tiệc, ngày lễ, ngày Tết và các dịp đăi khách trọng thể.
Bánh bèo làm không khó, nguyên
liệu làm bánh chỉ là gạo xay thành bột mịn,
đem ngâm nước vài phút để có độ
dẻo, lỏng vừa phải, sau đó múc vào từng chén
nhỏ, xếp vào vỉ đem hấp chín bằng hơi.
Khi bánh chín cho thêm gia vị như: tôm giă thật nhỏ,
một ít dầu béo thực vật tưới lên chén bánh
trước khi ăn. Nước chấm bánh bèo được
nấu từ tôm tươi nên vừa có vị ngọt,
vừa béo. Khi ăn, tùy khẩu vị từng người
mà dùng ớt cho vừa...
Có dịp đến Huế,
mới thấy bánh bèo gắn bó với đời
sống sinh hoạt của người dân cố đô như
thế nào. Khoảng từ 3 đến 5h chiều, đâu
đó trên các ngơ phố những phụ nữ gọn gàng
trong bộ áo dài thong thả bách bộ với quanh gánh
nhẹ trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông,
đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người
Huế rất thích và đă thành thói quen dùng loại bánh
mang đậm hương vị quê nhà này cho các bữa
ăn phụ, chỉ cần 1.000 đồng là đă có
một đĩa bánh bèo lót dạ thơm ngon.
Bánh bèo cũng không thiếu
trong các bữa "cơm vua" phục vụ khách du
lịch và trong các bữa tiệc "cơm cung đ́nh"
chiêu đăi các khách quư.